Sự tiện lợi khi sử dụng máy vặt lông gà là điều mà không phải ai cũng chối cãi được. Tuy vậy, vì một số thói quen và sai lầm mà khi sử dụng người dùng không nhận được kết quả như mong đợi, khiến họ đâm ra nghi ngờ vào những gì quảng cáo về chiếc máy vặt lông gà. Một trong số những điều người dùng thường thất vọng khi sử dụng máy đó là việc gà có thể bị tróc da, gãy cổ. Tình trạng này xảy ra hoàn toàn không phải do máy mà nguyên nhân chủ yếu do:
– Gà được nhúng trong nước có nhiệt độ sôi quá cao. Để việc vặt lông được diễn ra dễ dàng người ta thường nhúng gà vào nước nóng trước khi cho gà vào máy. Tuy nhiên việc nhúng gà vào nước quá nóng sẽ khiến cho những lỗ chân lông của gà co lại, khó vặt lông hơn và da gà cũng bị mềm hơn nên rất dễ bị tróc, rách khi vặt lông.
– Khi cắt tiết tạo ra vết cắt lớn. Việc này sẽ khiến cho phần cổ gà mềm hơn, do đó có thể gây ra tình trạng gà bị gãy cổ, dập mỏ sau khi được cho vào máy.
– Cho máy vận hành quá lâu. Máy vặt lông gà được cấu tạo với cơ chế vặt lông siêu tốc, thời gian vặt sạch lông chỉ khoảng 30 – 40 giây. Do đó, nếu bạn để gà được vặt sạch lông quá lâu trong máy sẽ khiến cho ma sát của gà với núm cao su nhiều hơn, da gà sẽ bị ảnh hưởng phần nào. Chưa kể nếu như máy có công suất cao thì gà rất dễ va đập vào thành máy, gây ra tình trạng gãy cánh, dập mỏ, rách da,..
– Các núm cao su của máy không đảm bảo. Núm cao su là bộ phận quan trọng và không thể thiếu của một chiếc máy vặt lông gà. Chất lượng của núm cũng là một trong những yếu tố làm ảnh hưởng đến tình trạng gà sau khi vặt lông. Với những loại núm được làm từ chất liệu không đảm bảo độ mềm dẻo, độ đàn hồi sẽ khiến cho da gà cũng như các bộ phận khác bị ảnh hưởng.
Nếu những nguyên nhân kể trên vẫn được duy trì thì tình trạng chất lượng gà sau khi vặt lông không được đảm bảo là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy vậy, bạn cần nắm những mẹo dưới đây để tránh được gà bị tróc da, gãy cổ hay trong trường hợp chất lượng gà đã bị ảnh hưởng bạn cũng có thể xử lý được dễ dàng:
– Nên lựa chọn loại máy có chất liệu núm đảm bảo, phù hợp nhất là loại núm được làm từ cao su thiên nhiên. Với chất liệu này, núm cao su vặt lông gà sẽ có độ mềm dẻo và đạt được độ đàn hối tối đa. Hạn chế tác động xấu đến các phần của gà. Ngoài ra, nên thay mới núm mỗi khi núm gãy hoặc mềm để đảm bảo máy hoạt động được hiệu quả, cho chất lượng thành phẩm đúng với nhu cầu.
– Nên sử dụng kéo hay dao cắt chuyên nghiệp để cắt tiết gà. Điều này vừa giúp việc cắt tiết được dễ dàng mà vết cắt không bị quá to. Nên ngâm gà sau khi cắt tiết với muối ăn để việc vặt lông được dễ dàng và đảm bảo được tuổi thọ cho máy. Ngoài ra, khi cắt tiết gà cần nhúng gà vào thau nước lạnh trước để cho gà thấm đều hơn. Có thể tưới rượu hoặc giấm lên gà trong khoảng 10 phút trước khi đem nhúng vào nước nóng.
– Nhiệt độ thích hợp để nhúng gà trước khi cho vào máy vặt lông thường là 70 – 80℃. Khi nhúng cần đảm bảo gà được nhúng đều, thấm nước hết toàn bộ và tránh ngâm quá lâu trong nước nóng. Gà sau khi lấy ra khỏi máy mà vẫn chưa vặt được hết lông thì tuyệt đối không được nhúng gà lại vào nước sôi rồi thả vào máy. Nhúng nước lần hai này sẽ làm cho gà bị mềm, da gà sẽ dễ bị tróc ra khỏi thân gà khi vặt lông.
– Khi nhận thấy lông gà đã được làm sạch nên lấy ra liền, không để gà trong máy quá lâu. Điều này hạn chế được va chạm quá nhiều của gà với núm cao su hay thành nồi, đảm bảo được thịt gà vẫn chắc ngon và thẩm mĩ bên ngoài của gà vẫn được bảo toàn.
– Sau khi lông đã được làm sạch bạn hãy rắc một ít muối lên thân gà rồi sau đó rửa lại bằng nước. Điều này giúp gà được sạch và săn chắc hơn.
Trên đây là tổng hợp những nguyên nhân và mẹo vặt giúp xử lý được tình trạng gà bị tróc da, gãy cổ khi vận hành bằng máy vặt lông gà. Hãy lưu ý và thực hiện theo những mẹo này, chắc chắn ban sẽ nhận thấy tình trạng không mong muốn hoàn toàn được cải thiện. Chúc bạn sẽ thành công khi sử dụng máy vặt lông gà!